Xưa có một đoàn ca kịch vừa đi du lịch khắp nơi, vừa kiếm ăn bằng lối diễn
tuồng. Trong các vở tuồng, đặc sắc nhất là vở tuồng “Quỉ La Sát” vừa rùng
rợn lại vừa thích thú.
Chiều hôm nọ, đóng tuồng Quỉ La Sát hay quá rất được công chúng hoan
nghênh. Ðóng xong đoàn ca kịch thu xếp đồ đạc để qua tỉnh khác. Có kẻ vì
quá yêu chuộng, nài cầu ở lại bằng cách dọa dẫm: “Các ông ở lại đây sáng
rồi hãy đi. Bây giờ đã chiều mà phải đi qua một cánh rừng rậm, trong rừng
nhiều Quỷ La Sát lắm, nhất là lỡ ra đêm xuống mà chưa ra khỏi rừng”. Mấy
chàng kịch sĩ cười phì: “Chúng tôi đây vốn đã là Quỉ La Sát, còn sợ La Sát
nào nữa!”. Thế rồi cả bọn đồng sửa soạn cất bước vượt rừng. Nhưng chưa ra
khỏi rừng thì trời đã tối hẳn. Cả bọn đồng ý nghỉ lại trong rừng, mai sáng họ
sẽ đi. Họ đi bẻ cành khô, hốt lá về đốt lửa lên, rồi trải tạm những tấm màn
phông để ngủ, cắt phiên ngồi canh lửa, rồi thì vì mệt mỏi đồng lăn ra mê
mết.
Nửa đêm độ vào canh một, sương xuống nhiều quá, trời lạnh chành gác lửa
run lẩy bẩy, bèn mở rương lấy tạm một bộ đồ diễn kịch khoác vào người rồi
ngồi gật gù bên đống lửa hồng. Bộ đồ kia lại là bộ đồ Quỉ La Sát. Có tiếng
chim kêu, một người nằm ngũ vụt thức, ngoái cổ lên nhìn xem lửa còn cháy
và người bạn canh lửa còn đó không. Nhưng kinh sợ biết bao! Người bạn
canh lửa đâu chả thấy, chỉ thấy có một con Quỉ La Sát ngồi gật gù bên đống
lửa. Lông gáy dựng ngược, hoảng lên, anh chàng chồm dậy vừa chạy vừa la:
“Quỉ La Sát! Quỉ La Sát”. Bọn người thức dậy mắt nhắm mắt mở, nghe kêu
tưởng là có quỷ thực, cũng la lên và bỏ chạy theo người trước không kịp suy
nghĩ. Anh chàng gác lửa thiu thiu, nghe tiếng kêu tỉnh dậy, thấy bọn kia
chạy hết thì cũng tưởng rằng có quỷ thực, bèn vội vàng mang cả bộ áo La
Sát mà chạy theo. Bọn trước chạy được một khoảng khá xa ngoái lui trông
thấy “hắn” theo sau, càng sợ, càng chạy, anh chàng gác lửa thấy bọn trước
chạy vùn vụt như tên thì tưởng đâu quỉ đã kề sau lưng mình rồi, nên lại cố
gắng đuổi. Bọn trước thấy “hắn” đuổi gấp, lại càng hoảng hốt cứ thế chạy
cho đến mệt nhoài, đuối sức, trầy da chảy máu, cuối cùng hết hơi nằm lăn ra,
đến khi biết rõ, tất cả đều bị thương, đau đớn khắp mình…
Con người vì thành kiến sai lạc, vì vô minh che lấp nên đua nhau chạy theo
ảo tưởng trần gian và mua chuốc lấy bao nhiêu là đau đớn khổ nhục.
- Thưa Bệ hạ, con voi hình như chiếc chiếu cuốn tròn!
Anh rờ cặp ngà vội cãi: - Thế nào? Con voi giống chiếc chiếu cuốn tròn à? Thôi sai rồi chính tôi đã
rờ xem kỷ lưỡng. Con voi như cặp sừng trâu!
Anh rờ đụng lỗ tai voi phát cáu: - Sao? Con voi lại giống cặp sừng trâu? Cũng sai bét! Con voi giống cái
quạt! Chính lúc tôi xem nó quạt vào mặt mát rượi mà!
Anh rờ nhằm hông voi không thể nhịn được nữa: - Các anh mù thật! Con voi mà bé nhỏ giống chiếc chiếu cuốn tròn, giống
sừng trâu, giống cái quạt ư? Chính tôi đã ôm sát lấy nó. Con voi như một
bức tường bằng phẳng dài đến hai ba thước tây!
Anh rờ trúng chân voi, quơ tay lia lịa phân bua: - Trật hết! Trật hết! Thôi nín đi, để tôi nói cho mà nghe. Con voi như cái cột
nhà mời đúng! Chính tôi ôm thử giở lên không nổi đây nè! Con voi như cái
cột nhà mới đúng! Thôi đừng cãi nhau nữa!
Anh rờ nhằm đuôi voi nãy giờ lặng thinh, nhưng bây giờ anh thấy đã đến giờ
phút mình cần phải cải chính. - Thôi các anh ơi, nín đi! Ðể tôi nói cho mà nghe. Nãy giờ các anh nói sai
hết. Con voi hình như cây chổi. Chính tôi đã mân mê vuốt ve nó một hồi lâu.
Ðám người mù ấy, ai cũng cho sự hiểu biết của mình về hình dáng con voi là
đúng, nên cứ nhao nhao cãi vã nhau mãi, có anh tức giận quá muốn trở gậy
phan nhau. Thấy cảnh đó, từ vua cho chí quần thần không ai có thể nhịn
cười được, có người cười đến tức bụng, có người cười đến chảy nước mắt…
Vua cười ngất bảo các quần thần: “Các khanh có thấy không? Trong bọn
người này, kẻ nào cũng cho sự hiểu biết của mình về hình dáng con voi là
đúng. Nhưng thật ra, không kẻ nào nói đúng đặng sự thật của toàn thể con
voi. Các ngươi đây cũng vậy, người nào cũng cho tôn giáo, học thuyết, chủ
nghĩa mình đã đúng với chân lý; nhưng sự thật chưa có người nào hiểu đặng
toàn diện chân lý. Mà chỉ có đức Phật, mới là người sáng suốt giác ngộ được
hoàn toàn sự thật vậy…
Các vị quần thần đều tỏ vẻ hổ thẹn cúi đầu.
Nhà vua Cảnh Diệp lập chước mà phá được sự kiến chấp sai lầm của các vị
đại thần, và từ đó họ đều một lòng chánh tín Tam Bảo, bỏ hẳn các thứ kinh
sách của ngoại đạo tà sư chỉ lo nghiên cứu nội điển của Phật để tu hành,
mong thoát kiếp trầm luân sanh tử.
Thuật giả: Hoàng Minh
Các lối tuyên truyền xảo trá làm sao lung lạc được kiến thức loài người, một
khi mọi người đã biết đem Chánh Pháp giác ngộ nhau.